Có 1 nghịch lý rằng, người ta hay đem hết ruột gan cho người ngoài nhưng bỏ rơi chính mình. Thành ra, dù họ có nhận thấy mình là 1 người yêu hoàn hảo, thứ tình yêu họ nhận lại không xứng với những gì họ bỏ ra.
Cậu có biết tại sao Tôi lại đứng vị trí đầu tiên trong Tình yêu không?
Vì yêu bản thân là bước đầu tiên và cuối cùng trong chuyện yêu đương.
1. Yêu mình trước, yêu đời sau.
Tớ có 1 người em, em ý là 1 người rất tuyệt vời, nồng ấm, đầy tình yêu thương với người xung quanh, nhưng lại trì hoãn yêu đương. Dù em có vài mối tìm hiểu trước đó, nhưng em từ chối xác định mối quan hệ và chọn sống 1 mình để tập yêu bản thân. Sau 1 vài tháng, em càng vui đời hơn, tươi tắn hơn, cuối cùng là không đâu vớ được 1 bạn người yêu rất cưng em.
Dù 3 từ này nghe dễ ợt như thể mình đã biết làm từ khi sinh ra, nhưng yêu bản thân thật sự không dễ. Đó không chỉ là nghĩ tốt về bản thân, đó còn là:
ý thức được giá trị của mình
trân trọng ưu nhược điểm
chăm sóc cơ thể, tâm hồn, và trí óc
có nhận thức rõ ràng về con người mình và tình yêu.
Khi cậu coi bản thân là 1 người thân mình cần yêu thương rồi, thì cậu cũng tự nhận ra rằng mình cần những gì, và xứng đáng nhận được gì trong 1 mối quan hệ để con người ấy có thể khoẻ mạnh và hạnh phúc.
Có lẽ đây là lý do lớn nhất tại sao tớ ủng hộ các bạn tớ độc thân thay vì lao vào yêu đương. James Clear, tác giả của cuốn “Atomic Habits” viết rằng,
If the time you spend alone is already enjoyable to some degree—that is, if you have a healthy internal monologue and generally feel good about yourself—then you will have a fairly high bar for the type of relationships you’ll enter.
But if you’re unhappy with yourself, then you are more likely to put up with bad relationships because they may occasionally make you feel better than you do alone. If you want a great relationship, the first thing you want is to be comfortable with yourself.
Dịch tổng quan rằng, khi cậu thoả mãn với việc sống 1 mình và có tư duy tích cực về bản thân thì những suy nghĩ đó sẽ trở thành tiêu chuẩn cho những mối quan hệ tương lai. Nhưng ngược lại nếu cậu thấy bất mãn về bản thân thì cậu dễ ở bên người toxic vì họ thỉnh thoảng giúp cậu vui hơn khi ở 1 mình.
Bản năng tự nhiên của con người là yêu và khát khao được kết nối, nhưng đừng vì vậy mà sẵn lòng bước chân vào bất cứ mối quan hệ nào, cũng đừng vì sợ cô đơn mà cố ở lại trong bất cứ mối quan hệ nào.
Tin rằng cậu xứng đáng được yêu và sẽ được yêu đúng cách.
Còn tới lúc đó, hãy để bản thân gánh nhiệm vụ ấy để ít ra chúng được hoàn thành 1 cách mỹ mãn hơn là nửa vời bởi 1 người xa lạ.
Vậy nên, đừng cảm thấy việc dành thời gian 1 mình là buồn chán, anti-social, hay lạc lõng. Dành thời gian đi chơi khám phá 1 mình, thậm chí chỉ là đi cafe, đi ăn, đi xem phim cũng được.
Trân trọng thời gian với bản thân, dùng chúng để mở rộng tri thức, khám phá thế giới, khám phá chính mình.
Nếu cậu còn không thoả mãn khi ở 1 mình, liệu cậu có thể mong chờ người khác thấy vui khi ở cạnh cậu và đem lại niềm vui tương tự cho cậu được không?
2. Muốn biết mình yêu đúng người không, nhìn lại mình là được
Tình yêu không chỉ nằm trong ánh mắt của kẻ si tình mà còn nằm trên gò má của người thiếu nữ.
Ánh mắt những người yêu nhau thì chúng ta ai cũng sẽ nhìn ra, nhưng để thật sự biết được tình yêu ấy có thật sự ý nghĩa không thì thứ nên nhìn vào là bản thân của hiện tại.
Lúc mới bắt đầu yêu đương thì cậu sẽ đắn đo xem cả 2 thích nhau tới nhường nào. Nhưng yêu lâu rồi, cậu nên để ý xem cậu có thích bản thân hiện tại không.
Dù khó có thể nhận ra và thừa nhận, nhưng con người sẽ dễ thay đổi bản thân khi họ đã yêu. Bản chất của sự thay đổi không xấu vì khi cậu sống 80 năm thì cậu đã trải qua ít nhất 20 phiên bản con người khác nhau. Giá trị quan và nhận thức của cậu năm 18 tuổi và năm 28 tuổi đã hoàn toàn khác nhau, điều mấu chốt là, cậu có thấy thoả mãn với con người cậu khi ấy không.
Nói nhẹ nhàng như tớ rằng, gu tớ hồi trước là lớn hơn tuổi, trầm tính, dịu dàng, hơi hướng nội và không thích yêu xa. Người yêu 4 năm yêu xa của tớ bây giờ kém tuổi tớ, hướng ngoại, chuyên xã giao, nhây nhít lầy lội, dịu dàng tuỳ lúc. Nhưng tớ thoả mãn không? Có. Thích vờ nờ.
Quan trọng hơn nữa là, cậu có thích chính mình hơn trước không.
Để nói về thời điểm mới bước vào mối quan hệ, tớ cũng mới tập self-love được vài tháng, mới có tí hin self-confidence vào bản thân, cả về ngoại hình lẫn tính cách. Tớ khi đó vẫn self-love nửa chừng, nói miệng rằng mình yêu bản thân lắm, nhưng trong lòng thỉnh thoảng vẫn overthink quá lên về khuyết điểm của mình.
Tới lúc yêu rồi, tớ được bạn nhà khủng bố lời khen, mà khi ấy tớ vẫn ngại với việc nghe câu khen nên cứ từ chối coi đấy chỉ là lời của kẻ đang yêu thôi. Lâu dần tớ bị tẩy não thế là cũng tin, tin tới độ giờ thành tự tin thái quá. Được ai khen tí là lại phổng mũi lên ngạo nghễ với đời, thành ra thỉnh thoảng các cậu thấy trên mạng tớ sẽ bị tự luyến bản thân. Cơ mà để nhìn lại, thì hành trình self-love của tớ sẽ không được phóng tên lửa nhanh thế này nếu không có bạn nhà làm bệ phóng.
Chúc cậu có 1 tình yêu đẹp cậu xứng đáng. Nếu chưa có thì có tớ rồi.
Nhớ thần chú chữ T đứng đầu “Tình yêu” là “Tôi” nha.
Until we meet again with LOVE.
(Thề sến 1 hôm vậy thôiiii, thèeee)
Nguồn:
https://jamesclear.com/3-2-1/september-21-2023
Bài viết thuộc thử thách viết 30 ngày của khoá học Writing On The Net.
=)) đúng là yêu mình rồi sẽ có người yêu mình hơn